Số 04 đường Dương Quang Trung, P12, Q10, TP.HCM
(028) 3865 1586
institutducoeur@vientimtphcm.vn

RÁC THẢI NHỰA ĐANG LÀM Ô NHIỄM HÀNH TINH CHÚNG TA

RÁC THẢI NHỰA ĐANG LÀM Ô NHIỄM HÀNH TINH CHÚNG TA

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ những chất thải nhựa mà chúng ta sử dụng.

Nhựa có nhiều giá trị sử dụng, nhưng chúng ta đang trở nên lệ thuộc quá mức các sản phẩm nhựa sử dụng một lần – vô hình chung gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe.

Trên thế giới, mỗi phút, có một triệu chai lọ nhựa được trao đổi mua bán và có tới năm nghìn tỷ túi nhựa được sử dụng mỗi năm. Tổng cộng, một nửa số nhựa được sản xuất là cho mục đích dùng một lần –  chỉ được sử dụng một lần và sau đó vứt đi.

Nhựa trong đó bao gồm các hạt vi nhựa hiện có mặt khắp nơi trong môi trường tự nhiên của chúng ta. Hiện chúng là một phần trong kho hóa thạch của Trái đất, tạo ra một kỷ nguyên mới trong đó môi trường vi sinh vật biển có thể gọi là “plastiphere”- môi trường nhựa.  

Chúng ta đã rơi vào tình trạng này như thế nào?

Từ năm 1950  đến năm 1970, chỉ có một lượng nhỏ nhựa được sản xuất, và chất thải nhựa được xử lý tương đối dễ

Tuy nhiên, giữa những năm 1970 và 1990, lượng chất thải nhựa phát sinh gấp ba lần, nghĩa là việc sản xuất nhựa cũng gia tăng gấp ba.

Vào đầu những năm 2000, lượng chất thải nhựa trong một thập kỷ tăng rất nhiều so với 4 thập kỷ trước..

Hiện nay, mỗi năm chúng ta thải ra khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa.

Chúng ta đang chứng kiến những xu hướng đáng lo ngại khác. Kể từ những năm 1970, tốc độ sản xuất nhựa đã tăng nhanh hơn bất kỳ vật liệu nào khác. Nếu xu hướng này tiếp tục gia tăng , sản lượng nhựa nguyên sinh toàn cầu có thể đạt 1.100 triệu tấn vào năm 2050. Chúng ta cũng  thừa nhận có một sự thay đổi đáng lo ngại đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, nghĩa là các sản phẩm sẽ bị vứt bỏ một thời gian ngắn đã qua sử dụng.

Khoảng 36% sản phẩmi nhựa được tạo ra cho mục đích bao bì, bao gồm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần dùng để chứa thực phẩm và đồ uống, khoảng 85% bao bì được bỏ không đúng nơi quy định.

Nói cách khác, khoảng 98% sản phẩm nhựa sử dụng một lần được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, hoặc nguyên liệu thô “tinh khiết”. Mức thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất, sử dụng và xử lý nhựa dựa trên loại nhiên liệu hóa thạch đạt đến mức 19% ngân sách carbon toàn cầu từ nay đến năm 2040.

Những sản phẩm nhựa sử dụng một lần này có khắp mọi nơi. Đối với nhiều người trong chúng ta, chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Sự  thay đổi hệ thống là cần thiết để ngăn chặn dòng chảy chất thải nhựa vào môi trường.

Cho đến nay trên toàn cầu chưa đến 10% trong số 7 tỷ tấn chất thải nhựa tạo ra được tái chế. Hàng triệu tấn chất thải nhựa bị mất hút ngoài môi trường, hoặc đôi khi được vận chuyển hàng ngàn cây số đến các địa điểm chủ yếu là bị đốt hoặc xử lý. Hàng năm chúng ta tiêu tốn khoảng 80- 120 tỷ USD  trong việc phân loại và xử lý chất thải bao bì nhựa.

Đầu lọc thuốc lá chứa các sợi nhựa nhỏ – là một loại chất thải nhựa thường lưu hành nhiều nhất trong môi trường. Kế đến là các bao bì thực phẩm, chai nhựa, nắp  nhựa, bao nhựa đựng hàng hóa, ống hút nhựa và que/muỗng nhựa. Nhiều người trong chúng ta sử dụng các sản phẩm này mỗi ngày, thậm chí không quan tâm về nơi chúng ta thải bỏ.

Sông hồ mang chất thải nhựa từ sâu trong đất liền ra biển, khiến chúng trở thành tác nhân chính gây ô nhiễm đại dương.

Bất chấp những nỗ lực hiện tại, ước tính có 75 đến 199 triệu tấn nhựa hiện đang được tìm thấy trong đại dương. Nếu chúng ta không thay đổi cách sản xuất, sử dụng và xử lý nhựa, thì lượng chất thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái thủy sinh có thể tăng gần gấp ba lần từ 9-14 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016 lên 23-37 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040.

Bằng cách nào mà những chất thải này lại xuất hiện ở đại dương?

Phần lớn đến từ các dòng nước trên thế giới, đóng vai trò là ống dẫn rác trực tiếp vào các hồ và đại dương.

Người ta ước tính rằng có 1.000 dòng nước  dẫn gần 80% chất thải nhựa hàng năm trên toàn cầu ra đại dương, dao động từ 0,8 đến 2,7 triệu tấn mỗi năm,  các kênh rạch trong thành phố là những nơi ô nhiễm nhất.

Chảy qua trung tâm của nước Mỹ, sông Mississippi chiếm  40% diện tích  nước Mỹ – tạo ra một đường dẫn chất thải đến tận Vịnh Mexico, và cuối cùng là đại dương. Dữ liệu được thu thập trong khuôn khổ “ Mississippi River Plastic Pollution Initiative”  – Dự án chống ô nhiễm chất thải nhựa ở sông Mississipi cho thấy tại các địa điểm thí điểm dọc theo sông, hơn 74% rác thải là nhựa.

Năm 2019, dữ liệu được thu thập thông qua dự án CounterMEASURE ở Đông Nam Á và Ấn Độ để theo dõi và đánh giá chất thải nhựa thải ra từ đất liền thông qua các dòng sông và kênh rạch hoặc thải trực tiếp ra biển. Hai điểm lấy mẫu đã được chọn dọc theo sông Mekong là ở huyện Khong Chaim và huyện Phosai.

Kết quả cho thấy tổng trọng lượng rác thải nhựa được thu gom ở huyện Khong Chaim lớn gấp đôi so với lượng rác thải được thu gom ở huyện Phosai. Do huyện Khong Chaim nằm ở hạ lưu, sau điểm kết nối giữa sông Mun và sông Mekong, lượng chất thải nhựa thoát ra từ sông Mun rất nhiều. Rác thải nhựa trôi trên sông Mekong phần lớn là do rác thải sinh hoạt và đổ rác không đúng quy định của các hộ gia đình.

Chất thải nhựa – dù ở sông, đại dương hay trên đất – có thể tồn tại trong môi trường hàng thế kỷ.

Những đặc điểm sau đây cũng làm cho nhựa trở nên thông dụng, bền và đề kháng với phân hủy, và dường như không thể tự tiêu hủy hoàn toàn một cách tự nhiên.

Hầu hết các sản phẩm nhựa không bao giờ biến mất hoàn toàn. Chúng chỉ phân tán thành những mảnh càng ngày càng nhỏ. Những hạt vi nhựa này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua hơi thở, hấp thụ và tích tụ trong các cơ quan. Vi nhựa đã được tìm thấy trong phổi, gan, lá lách và thận của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra vi nhựa trong nhau thai của trẻ sơ sinh.

Mức độ về các tác động của những hiện tượng này trên sức khỏe con người vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy các hóa chất liên quan đến nhựa, chẳng hạn như thủy ngân có gốc méthyl, chất hóa dẻo và chất chống cháy, có thể xâm nhập vào cơ thể và liên quan đến các vấn đề sức khỏe.

Ở các quốc gia mà hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn kém, chất thải nhựa đặc biệt là các túi nhựa sử dụng 1 lần có thể làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải và nơi sinh sản cho muỗi và ký sinh trùng bệnh, do đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như sốt rét.

Thế giới đang dần thức tỉnh. Chính phủ, ngành công nghiệp và các bên liên quan đang bắt đầu hành động.

Chính phủ đóng vai trò chính trong quản lý chất thải nhựa vì họ có thể thực hiện được những điều sau đây:

  • Thứ nhất, loại bỏ các sản phẩm nhựa không cần thiết, chẳng hạn thông qua các lệnh cấm.
  • Các chính phủ cũng có thể thúc đẩy sự sáng tạo trong thiết kế nhựa tái sử dụng.

Ngành công nghiệp nhựa cũng có thể đưa ra một số biện pháp thúc đẩy sự thay đổi một cách hệ thống: loại bỏ bao bì hoặc sản phẩm nhựa nguy hại hoặc không hữu dụng, đổi mới mô hình kinh doanh để chuyển từ sử dụng một lần sang các sản phẩm nhựa có thể tái sử dụng. Họ nên cung cấp thông tin đáng tin cậy và minh bạch để người tiêu dùng có thể lựa chọn phù hợp. Họ cũng có thể tăng cường sử dụng nhựa tái chế  để sản xuất các sản phẩm mới

Chúng ta đã thấy rất nhiều hành động tích cực, nhưng sự thật là tất cả chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa và đặc biệt là ngăn chặn ô nhiễm nhựa tại nguồn.

Có rất nhiều điều mà cá nhân bạn có thể làm – từ việc yêu cầu các nhà hàng bạn ghé thăm ngừng sử dụng ống hút nhựa, mang chiếc cốc của riêng bạn đến nơi làm việc hoặc nêu ý kiến với chính quyền địa phương để cải thiện cách họ quản lý chất thải của thành phố. Hãy cam kết vì đại dương sạch và tạo những thói quen tiêu dùng mới để hạn chế sử dụng nhựa.

Những điều chúng ta có thể hành động:

Làm sạch bãi biển: Nếu bạn sống gần bờ biển, hãy tham gia dọn dẹp bãi biển trong khu vực của bạn. Hoặc đưa gia đình bạn đi dạo trên bãi biển và bắt đầu dọn dẹp.

Làm sạch một dòng nước: Sông là con đường trực tiếp mà các mảnh vụn nhựa đi vào đại dương. Tham gia vào hoạt động thu gom chất thải ờ các con sông hoặc tự giác trong việc bảo vệ môi trường xung quanh bạn. Dòng sông sẽ trở nên sạch hơn, đẹp hơn và có lợi cho hệ sinh thái và đại dương.

Tiêu thụ bền vững: Lần tới khi bạn ra ngoài mua sắm, hãy chọn thực phẩm không có bao bì nhựa, mang theo túi tái sử dụng, mua sắm gần nhà và mang theo hộp đựng để giảm chất thải nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hãy hướng đến lối sống không rác thải: Trở thành nhà vô địch không rác thải. Đầu tư vào các sản phẩm bền vững và thân thiện với đại dương:  cốc cà phê có thể tái sử dụng, chai nước và màng bọc thực phẩm tái sử dụng. Hãy xem xét các lựa chọn như cốc nguyệt san, bàn chải đánh răng bằng tre và xà bông rắn để gội đầu. Những điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và cứu đại dương.

Du lịch bền vững: Khi bạn đang đi nghỉ, hãy cố gắng theo dõi lượng nhựa sử dụng một lần của bạn. Từ chối bộ dầu tắm gội kích thước nhỏ được cung cấp trong khách sạn, sử dụng chai nước uống tái sử dụng của bạn và sử dụng kem chống nắng không có vi nhựa an toàn với san hô

Hãy là người ủng hộ sự thay đổi: Khuyến khích các siêu thị, nhà hàng và các cửa hàng trong khu bạn sinh sống bỏ bao bì nhựa, từ chối dao kéo nhựa và ống hút nhựa, và cho họ biết lý do tại sao. Trao đổi với chính quyền địa phương để cải thiện cách họ quản lý chất thải.

Ăn mặc bền vững: Ngành công nghiệp thời trang tạo ra 20% nước thải toàn cầu và 10% lượng khí thải carbon toàn cầu. Con số này nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại. Khi có thể nên xem xét các dòng quần áo có tính bền vững, cửa hàng đồ cũ và sửa chữa quần áo.

Chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân không có nhựa: Các sản phẩm chăm sóc cá nhân là nguồn vi nhựa chính, được thải ra đại dương ngay từ phòng tắm của chúng ta. Hãy tìm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem, đồ trang điểm, chất khử mùi, dầu gội và các sản phẩm khác không chứa nhựa.

Nguồn: https://www.unep.org/interactives/beat-plastic-pollution/?lang=EN