Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp 17/5/2023
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp 17/5/2023
Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp 17/5/2023 lấy thông điệp: “Đo huyết áp đúng – Kiểm soát huyết áp tốt – Sống lâu hơn” – “Measure Your Blood Pressure Accurately, Control It, Live Longer” nhằm nêu bật nhận thức về bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới, thúc đẩy các phương pháp đo huyết áp chính xác và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện kiểm soát tăng huyết áp để sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Tăng huyết áp là gì ?
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Một người được xác định là bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Một số triệu chứng có thể xảy ra ở một người bị tăng huyết áp là: đau nhức đầu vào sáng sớm; chảy máu cam; nhịp tim nhanh; thay đổi thị lực; ù tai. Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi; buồn nôn, nôn mửa; lú lẫn; hồi hộp; đau tức ngực; run.
Chúng ta có nên lo lắng cho các trường hợp có cơn tăng huyết áp khẩn cấp không ?
Aude Rambaud
Lời khuyên sức khỏe – Huyết áp trong một vài trường hợp có thể vượt quá giới hạn cho phép, không phụ thuộc tình trạng tăng huyết áp mạn tính. Đâu là những trường hợp có nguy cơ xấu đến sức khỏe của bạn ? Nên phản ứng ra sao trước các trường hợp có cơn tăng huyết áp khẩn cấp.
Máy đo huyết áp ghi được hơn 200 milimet thủy ngân (mmHg). Hãy chú ý ! Bởi vì giới hạn trên của huyết áp bình thường, còn gọi là huyết áp tâm thu là từ 110 đến 120mmHg. Con số này thể hiện áp lực tống xuất máu trong lòng động mạch khi tim co bóp để đẩy máu đi.Nếu chỉ số này quá thấp, các cơ quan sẽ không được tưới máu đủ, và khi chỉ số này quá cao, các cơ quan sẽ bị tổn thương. Khi huyết áp trong nhiều lần đo từ 140mmHg trở lên gọi là tăng huyết áp mạn tính. Vậy thì chúng ta nên làm gì khi phát hiện huyết áp cực kì cao như 200 mmHg ?
Ở những người tăng huyết áp, nếu huyết áp động mạch cao mạn tính mà không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng : xơ cứng thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa dọc thành của một số động mạch hoặc gây lão hóa tim sớm. Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ( tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim,…) và các vấn đề về thận, võng mạc hoặc hơn nữa là não ví dụ như gia tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh.
Nhưng cái mà chúng ta gọi là « những cơn tăng huyết áp » có thể xảy ra theo những thể lâm sàng không dự đoán được và độc lập với tình trạng tăng huyết áp mạn tính. Cơn tăng huyết áp khẩn cấp có thể đi kèm với các triệu chứng như đau đầu rất dữ dội mà có thể cảm giác như muốn vỡ mạch máu hoặc những cơn chóng mặt. Các triệu chứng này kèm với sự lo sợ khi số đo huyết áp trên máy tăng cao đủ để gây ra căng thẳng, làm chúng ta đưa ra những chẩn đoán vội vàng hoặc nhập phòng cấp cứu không cần thiết.
Trên thực tế, ngược lại với những gì bạn nghĩ, cơn tăng huyết áp khẩn cấp là lành tính trong phần lớn trường hợp. « Không có nguy cơ tức thì, trong ngắn hạn đến trung hạn hoặc lâu dài nếu như không có dấu hiệu cảnh báo, Bác sĩ Romain Boulestrau giải thích, là bác sĩ tim mạch của Viện trường (CHU) tại Bordeaux. Tăng huyết áp mạn tính gây tổn thương từ từ lên mạch máu và tim, nhưng cơn tăng huyết áp thoáng qua thì không có gây hậu quả về mặt tiên lượng. Động mạch sẽ co thắt để hấp thụ áp lực tăng quá mức và sẽ tự thích ứng trong thời gian huyết áp trở về bình thường một cách tự phát, thông thường trong vòng vài giờ ».
Vì vậy nên điều trị những cơn tăng huyết áp này là vô ích. « Bởi vì, trong thực hành, một số nhân viên y tế kê thuốc hạ áp quá mạnh để trấn an bệnh nhân. Sự tăng tốc quá trình trở về bình thường của huyết áp dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp nặng, khi đó, cơ thể mất khả năng tự điều hòa, có thể gây ra mất ý thức hoặc nặng hơn là tai biến mạch máu. Mặt khác, điều này có thể làm bệnh nhân nghĩ có điều gì đó không ổn với huyết áp của mình, gây ra nỗi lo sợ cơn tăng huyết áp xuất hiện lại. » Bác sĩ Antoine Cremer dự báo, trưởng khoa tăng huyết áp và tim mạch của CHU tại Bordeaux.
Hạ huyết áp bằng mọi giá là không đúng, điều cần phải làm là điều trị rối loạn gây ra cơn tăng huyết áp khẩn cấp và không để tái phát.
Nhưng những nguyên nhân gì gây ra các cơn tăng huyết áp khẩn cấp này ? Những người lớn tuổi là những người có nguy cơ cao vì xơ cứng động mạch nhiều và giảm khả năng tự điều hòa huyết áp ; tuy nhiên cơn tăng huyết áp khẩn cấp có thể gặp ở những người còn rất trẻ, là phản ứng của các rối loạn trong cơ thể. Chúng thường gặp ở những người rối loạn lo âu, những trường hợp tăng hormone đặc biệt là thanh thiếu niên hoặc những phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, hoặc những trường hợp có bất thường sức khỏe hoặc ở những người đau đầu dữ dội. Triệu chứng đau đầu cũng có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp chứ không phải là hậu quả, BS Romain Boulestrau lưu ý. Nói chung, hạ huyết áp bằng mọi giá là không đúng, điều cần phải làm là điều trị rối loạn gây ra cơn tăng huyết áp khẩn cấp và không để tái phát. »
Các triệu chứng cần phải theo dõi.
Kịch bản duy nhất mà cơn tăng huyết áp khẩn cấp phải được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức : Liên quan đến những triệu chứng mang khả năng dự báo cho một biến cố nặng sắp xảy ra, như đau ngực hoặc cánh tay dự báo nhồi máu cơ tim , hoặc những rối loạn về thần kinh khác như mất thị lực hoặc nói đớ, thường là dấu chỉ của tai biến mạch máu não. « Trong những trường hợp này phản xạ đầu tiên là nên gọi cho Service d’aide médicale urgente (SAMU)- Dịch vụ hỗ trợ y tế cấp cứu. Người bệnh đang nguy kịch và câu hỏi không phải là chỉ số huyết áp là bao nhiêu mà là tìm kiếm dấu hiệu suy các cơ quan quan trọng : não, thận hoặc tim bằng hỏi bệnh, xét nghiệm máu và đo điện tim. Những trường hợp này chiếm ít hơn 1% ở những người có cơn tăng huyết áp và bất kì bác sĩ nào cũng sẽ quyết định được mức độ nghiêm trọng của cơn tăng huyết áp ở những trường hợp còn nghi ngờ » BS Antoine Cremer kết luận.
Theo nguồn : Faut-il s’inquiéter en cas de poussée hypertensive ?,Aude Rambaud, báo Figaro, xuất bản ngày 17/04/2023 vào 19 giờ 39, cập nhật ngày 17/04/2023 vào 19 giờ 43, Le Figaro.fr: https://www.lefigaro.fr/sciences/faut-il-s-inquieter-en-cas-de-poussee-hypertensive-20230417